TPHCM tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông tại khu Nam thành phố

10/08/2019 8:42 Chiều

TPHCM tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông tại khu Nam thành phố

 

TPHCM tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông tại khu Nam thành phố theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP. Vào ngày 7/8, Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TPHCM đã có trao đổi với phóng viên Báo SGGP về các thông tin xoay quanh bài “Ngột ngạt khu Nam” (đăng ngày 26-7), ông cho biết mình vừa ký văn bản báo cáo UBND TPHCM về việc tăng cường đầu tư hạ tầng cho khu Nam. Nội dung quan trọng nhất là tham mưu về việc đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông tại khu Nam TP.HCM một cách đồng bộ, phù hợp với yêu cầu thực tế. Đồng thời góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM.

Xem thêm:

  1. Tp.hcm quy hoạch khu đô thị Tây Bắc, sắp hình thành thêm một Phú Mỹ Hưng thứ hai?
  2. TPHCM tiến hành điều chỉnh đồ án quy hoạch khu dân cư Bắc Xa Lộ Hà Nội, quận 2

 


TPHCM tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông tại khu Nam thành phố

a. Bước đầu hình thành các trục giao thông huyết mạch

 

Theo Sở GTVT, hệ thống hạ tầng giao thông chính tại khu Nam hiện tại đã cũ và có phần xuống cấp. Các tuyến đường như Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Văn Cừ, quốc lộ 50, Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Thọ. Tuyến đường Bắc - Nam, đường Nguyễn Tri Phương nối dài, cầu Tân Thuận 2, đường Huỳnh Tấn Phát đều xây dựng cách đây khá lâu. Việc các phương tiện di chuyển qua khu vực này còn hạn chế. Do đó, cần đầu tư, nâng cấp và thay thế các cầu yếu trên tuyến đường Lê Văn Lương. Việc đầu tư xây dựng này đã hình thành các trục đường chính kết nối khu Nam với các khu đô thị hiện hữu nội thành. Góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của thành phố.

Cũng theo đề xuất của Sở GTVT, TP.HCM cần tiếp tục quan tâm, tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông. Đặc biệt là các dự án hạ tầng trọng điểm, để tạo nên mạng lưới hạ tầng giao thông đồng bộ.

 

b. Xây dựng kịch bản thứ tự cho khu Nam thành phố Hồ Chí Minh

 

Trong thời gian tới, Sở GTVT tiếp tục tham mưu đầu tư hạ tầng giao thông khu Nam TP.HCM. Mục tiêu là đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cần ứng với kịch bản phát triển đô thị theo thứ tự ưu tiên. Có trọng tâm, trọng điểm (trong khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế).

 

- Đường bộ 

 

Về đường bộ, với các dự án đã có chủ trương đầu tư, đang thực hiện đầu tư hoặc đã có kế hoạch đầu tư thì sẽ được đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trong đó có các dự án như: dự án xây dựng mới 3 cầu (thay thế các cầu yếu Rạch Đỉa, Long Kiểng, Rạch Tôm) trên đường Lê Văn Lương. Dự án nâng cấp mặt đường Huỳnh Tấn Phát (từ đường Trần Xuân Soạn đến phà Bình Khánh). Dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Thọ (từ cầu Kênh Tẻ đến đường Nguyễn Văn Linh). Dự án xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ. Dự án xây dựng, cải tạo và mở rộng nút giao thông Huỳnh Tấn Phát - Lưu Trọng Lư.

Bên cạnh đó, thành phố cũng tiếp tục đẩy nhanh thủ tục đề xuất chủ trương đầu tư đối với một số dự án khác. Trong đó có: dự án xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái (vượt Kênh Tẻ và rạch Bến Nghé). Dự án nâng cấp quốc lộ 50 (đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An). Dự án xây dựng cầu vượt nút giao đường Nguyễn Văn Linh - quốc lộ 50. Dự án xây dựng đường Nhơn Đức - Phước Lộc nối dài ( từ cầu Kênh Cây Khô đến quốc lộ 50). Dự án xây dựng mới cầu Rạch Dơi trên đường Lê Văn Lương. Dự án nâng cấp đường Phạm Hữu Lầu (đoạn từ đường Huỳnh Tấn Phát đến cầu Phước Long). Dự án xây dựng cầu vượt nút giao đường Nguyễn Văn Linh - Phạm Hùng.

 

- Các dự án đường bộ được kêu gọi đầu tư

 

Kế tiếp, thành phố cần tăng cường kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh thủ tục đầu tư đối với các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Trong đó gồm có: dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên. Dự án đầu tư xây dựng các cầu lớn như cầu Cần Giờ thay phà Bình Khánh, cầu Thủ Thiêm 4 (nối quận 2 với quận 7). Dự án xây dựng tuyến đường trục Bắc - Nam (từ đường Hoàng Diệu đến cầu Bà Chiêm) giai đoạn 3. Dự án xây dựng đường Vành đai 2, đoạn 4 (từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh). Dự án xây dựng tuyến đường Lê Văn Lương. Dự án mở rộng đường Nguyễn Văn Linh (từ Nguyễn Thị Thập đến Huỳnh Tấn Phát). 

 

- Đường sắt

 

Đối với dự án đường sắt, Sở GTVT sẽ phối hợp cùng Ban Quản lý đường sắt đô thị kêu gọi đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt trọng điểm. Trong đó có: tuyến xe điện mặt đất số 2 (quốc lộ 50 - Nguyễn Văn Linh - Trần Não - Xuân Thủy - Khu đô thị Bình Quới). Tuyến đường sắt đô thị số 5 giai đoạn 2 (Bến xe Cần Giuộc mới - ngã tư Bảy Hiền).Tuyến đường sắt đô thị số 4a (Thạnh Xuân - Khu đô thị Hiệp Phước).

 

- Đường thủy

 

Ngoài việc tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông tại khu Nam thành phố ở đường bộ và đường sắt. Vấn đề giao thông đường thủy của khu Nam cũng được chú trọng. TPHCM sẽ tăng cường kêu gọi đầu tư nạo vét luồng Soài Rạp theo quy hoạch được duyệt. Mục đích là để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận tàu có trọng tải 50.000 DWT (đầy tải) và trên 50.000 DWT (giảm tải) ra vào các khu cảng dọc sông Soài Rạp. Đồng thời phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận phát triển.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.